Heyyo! Xin chào bạn

Hãy đăng ký thành viên để cùng chúng tớ sẻ chia, trao đổi, sử dụng nguồn thư viện siêu quý báu, khổng lồ và nắm bắt những vấn đề nóng nhất của ngành Thiết kế Nội thất!

Đăng ký ngay!

“Câu chuyện lớp học vùng cao” và ước muốn cải tạo ?

Phạm Hồng ngọc

TV Cấp 4: Đại bàng Tung cánh
Sinh viên
Điểm tương tác
22
Điểm tích lũy
147
Nơi điều kiện đi lại khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Nhưng bằng đam mê và lòng nhiệt huyết Thầy vẫn âm thầm mang con chữ, kiến thức đến với những trẻ em vùng cao. Lớp học đặc biệt lắm các bạn.​
2501


Huổi Lụ 2 là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học bán trú Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên). Cả xã có 11 điểm trường thì Huổi Lụ 2 cách trung tâm 22 km, đường sá đi lại khó khăn, chỉ có thể men theo đường mòn bên núi, bơi, lội qua suối. Các thầy cô thường luân phiên lên cắm bản, ăn ở và sinh hoạt như người dân bản địa để gieo chữ.

2502

Lớp học đặc biệt này có Tẩn Duần Yên (lớp 2), Tràn Thị Hương (lớp 2), Tẩn Mùi Khé (lớp 1). Những học sinh này là động lực níu giữ chân thầy giáo ở nơi heo hút gió của vùng cao Tây Bắc.

Những buổi học vã mồ hôi của thầy và trò. Thầy Thuận chia sẻ, hơn 10 năm cắm bản, có nhiều lúc khó khăn khiến nản lòng, nhưng nhìn đám học trò hồn nhiên lại không dứt được, cứ vậy thành quen.

2503



2504



Phân tích hiện trạng

  1. Hiện trạng rất nhiều trường vùng núi xuống cấp vì chất lượng gỗ làm không tốt: thấm, ẩm mốc, dột,..vì khí hậu vùng tây bắc có độ ẩm cao.
  2. Không gian thiếu tính đa năng nên rất khó sử dụng vào nhiều mục đích học tập.
=>NHU CẦU CẦN => TRƯỜNG HỌC+THƯ VIỆN

Dự án trường học kết hợp thư viện, cải tạo nội thất bên trong lớp học kết hợp thư viện và khu ăn uống. Đúng như tên gọi, dự án mong muốn cải thiện ý thức học tập của người dân vùng núi, thêm chức năng thư viện giúp người mù chữ, người dân vùng cao có thể hoạt động, tiếp cận được con chữ tốt hơn, mở rộng được kiến thức vào những buổi tối cuối tuần để lớp học không chỉ là của 4 thầy trò mà còn nhiều hơn thế nữa.

2505

Mặt bằng cải tạo không gian

1. Khu ăn
2+3. Khu lớp học+thư viện

Giải pháp thiết kế
Với thực trạng kết cấu khung nhà bằng gỗ và có thể tháo rời , chúng tôi lựa chọn tấm ốp nhựa và ván gàn nhựa cho dự án này.

Ý đồ thiết kế
  1. Về công năng: Trường học+Thư viện
  2. Về tạo hình: hiện đại, tối giản.
  3. Tính bản địa: giữ lại kết cấu mái và sử dụng họa tiết cách điệu từ họa tiết dân tộc Mông và Dao Đỏ.
  4. Giải pháp vật liệu: sử dụng triệt để vật liệu của anpro để cải tạo không gian lẫn đồ nội thất thay thế hoàn toàn các vật liệu phổ biến khác.
=>Nhờ phương án thiết kế đa năng với hệ vách..., bàn ghế nhẹ nhàng dễ di chuyển, nên đã tạo ra 1 không gian vừa là trường học vào ban ngày và buổi tối các ngày cuối tuần thì lại là 1 thư viện cho người dân ở vùng này.

2506


phân tích tính bản địa: Ở Điện Biên, chủ yếu dân tộc người Dao Đỏ và Mông nên họa tiết để đưa vào không gian cách điệu từ họa tiết trên trang phục của họ, để giữ lại tính bản sắc khu vực và nét đặc sắc về vùng miền.

2507


Cách điệu họa tiết:

2508


Từ đó, cải tạo lại không gian lớp học kết học thư viện ở vùng cao một cách đặc biệt hơn rất nhiều!

2509


2510


Nguồn tham khảo :
http://vuinhiepanh.com/anh-bo-cau-chuyen-lop-hoc-vung-cao/
không gian cải tạo:
-tác phẩm của bản thân
-tìm hiểu thêm về tác giả: https://www.behance.net/phamhongng400a
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
 

Con số thông kê

Số bài viết
13,704
Số bài đã đăng
14,683
Số thành viên
49,084
Thành viên mới nhất
Ticu
Top