Heyyo! Xin chào bạn

Hãy đăng ký thành viên để cùng chúng tớ sẻ chia, trao đổi, sử dụng nguồn thư viện siêu quý báu, khổng lồ và nắm bắt những vấn đề nóng nhất của ngành Thiết kế Nội thất!

Đăng ký ngay!

Học Cách Để Hỏi – Không Phải Ai Cũng Là Google Của Bạn!

thanhhieunguyen

TV Cấp 2: Thanh niên Năng động
Doanh nghiệp
Điểm tương tác
18
Điểm tích lũy
17
5061


Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình đặt câu hỏi mà bạn bè không buồn trả lời, hay sếp ở nơi thực tập thì trả lời một cách nhát gừng, gắt gỏng? Và những lúc đó có bao giờ bạn cảm thấy mình thật nhỏ bé, xui xẻo và cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình, không ai muốn giúp đỡ mình hết, mọi người thật ích kỉ? Hay, tại sao mọi người luôn khuyến khích mình chủ động hỏi, mà tréo ngoe làm sao, mình hỏi nhiều lại bị đánh giá là “thiếu chủ động”?
Thế nhưng, phải đặt mình vào vị trí của người nhận câu hỏi bạn mới có thể hiểu được.
Thử tưởng tượng bạn đang bận ôn bài thì đứa em mang ra hỏi một phép toán hết sức đơn giản mà trước đó bạn đã giảng cho nó một ví dụ tương tự rồi?
Hay bạn đang phỏng vấn ứng viên cho công ty mà ứng viên hỏi là: “Công ty mình có những nhãn hàng nào vậy chị?”
Chắc chắn bạn sẽ thấy rất bực mình vì trong những trường hợp đó, em bạn hoàn toàn có thể tự làm phép toán nếu nó lưu tâm đến những gì bạn đã giảng, và ứng viên sẽ biết rõ về các nhãn hàng nếu chủ động tìm hiểu những thông tin nhan nhản trên website của công ty. Nhưng họ đã không làm như thế, thay vì vậy, họ nghĩ rằng: “Tìm làm gì cho mệt, ở đây sẵn có người biết tuốt mà xem ra cũng đang rảnh, hỏi luôn cho nhanh!” Đó cũng chính là lí do mà họ chỉ nhận lại những câu trả lời hết sức hời hợt, và trong trường hợp đứa em thì bạn kiểu gì cũng sẽ xả cho nó một trận.
Để không mắc phải những sai lầm tương tự, hãy ghi nhớ điều sau trước khi bạn đặt câu hỏi cho bất cứ ai:
“Người Khác Muốn Trả Lời Bạn Và Thậm Chí Là Muốn Bạn Hỏi Thêm Nhiều Lần Khác Nữa Nếu Họ Thấy Bạn
CHỦ ĐỘNG Và TRÂN TRỌNG Họ”

1. CHỦ ĐỘNG Tìm Hiểu Kĩ Vấn Đề Trước Khi Hỏi – Chia Sẻ Những Thông Tin Bạn Đã Biết Về Vấn Đề Trước Khi Đặt Thẳng Vào Câu Hỏi.

5062


Ví dụ, thay vì hỏi “Chị ơi làm thế nào có IELTS 8.0 ạ?”, áp dụng cách này bạn sẽ hỏi là “Em đã ôn IELTS được hơn 6 tháng rồi, em cũng làm hết những sách này và học theo phương pháp như này,… nhưng vừa rồi thi thử em chỉ được 7.0 thôi. Theo chị em có nên thay đổi lộ trình học không và trong những tháng tới em nên học như thế nào để đạt mục tiêu 8.0 ạ?”
Khi ấy, người được hỏi sẽ thoải mái để trả lời vì thấy bạn đã tìm hiểu vấn đề kĩ lưỡng và hỏi là để nhận lời khuyên, chứ không phải “đụng đâu hỏi đó”, lười nghiên cứu tìm tòi.
2. Thể Hiện Sự TRÂN TRỌNG – Đừng Xem Việc Người Khác Trả Lời Là Nghĩa Vụ Của Họ Đối Với Bạn.

5063


Bạn hãy nhớ, ai cũng có công việc của mình và rất bận rộn. Ngay cả khi bạn đi thực tập và được phân cho một người hướng dẫn, suy nghĩ họ có nghĩa vụ phải trả lời tất cả các câu hỏi của bạn là hoàn toàn sai lầm. Họ là người giúp bạn định hướng, phát triển công việc nhưng với điều kiện bạn cũng phải tìm hiểu thật kĩ từ trước để thời gian họ dành cho bạn hữu ích hơn.
Ngoài ra, sau khi nhận được lời khuyên bạn cũng nên “báo cáo” với họ về kết quả để họ thấy được thời gian dành cho bạn là hữu ích và sẵn sàng lắng nghe, trợ giúp bạn trong những vấn đề sau này.
Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất, bắt đầu từ cách đặt câu hỏi bạn nhé! Bởi biết đâu, chính những điều tưởng chừng nhỏ nhặt lại giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng và có được công việc bạn hằng mơ ước.


Nguồn tham khảo: chuongkhoidiem.com, hrc.com
 

Ku thịnh panda

Panda
Sinh viên
Điểm tương tác
64
Điểm tích lũy
257
"chúng ta chỉ nhận được câu trả lời đúng khi đặt được câu hỏi đúng"
 

Con số thông kê

Số bài viết
13,705
Số bài đã đăng
14,684
Số thành viên
49,084
Thành viên mới nhất
Ticu
Top