Heyyo! Xin chào bạn

Hãy đăng ký thành viên để cùng chúng tớ sẻ chia, trao đổi, sử dụng nguồn thư viện siêu quý báu, khổng lồ và nắm bắt những vấn đề nóng nhất của ngành Thiết kế Nội thất!

Đăng ký ngay!

Art Nouveau - Câu chuyện nghệ thuật

Chi Vu

TV Cấp 4: Đại bàng Tung cánh
Sinh viên
Điểm tương tác
13
Điểm tích lũy
139
10541



Vào cuối những năm 1800, những công nghệ mới ra đời như năng lượng điện, điện thoại, ô tô,... đã thay đổi hoàn toàn cách mà thế giới hoạt động. Và thay đổi cả diện mạo của nó, theo đúng nghĩa đen. Thế giới trở nên đơn sắc, xám xịt với những chi tiết máy, và sự trở mình của công nghiệp hóa thời kì đầu. Và điều này đối với một số người, đặc biệt là các nghệ sĩ và nhà thiết kế - những con người làm nghệ thuật và sáng tạo sống trong thời kì công nghiệp, họ không thích cái diện mạo mới của thế giới này. Nói thẳng ra thì, họ thấy cái diện mạo mới ấy thật xấu xí.

10549

Các thành phố tại Châu Âu trong thời kì cách mạng công nghiệp.

Từ chính những quan điểm này, một phong trào nghệ thuật mới đã ra đời. Dựa trên mỗi vùng đất, nó sẽ mang những cái tên khác nhau, Phong cách Glasgow (Glasgow Style) ở Scotland, Chủ nghĩa ly khai (Secessionist) ở Áo,... Nhưng mọi người biết đến nó nhiều nhất qua cái tên Art Nouveau - hay Nghệ thuật mới (New Art) theo tiếng Pháp. Art Nouveau là một phong cách nghệ thuật trang trí, được phát triển rộng rãi ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào những năm 1890 đến 1910. Sở dĩ trường phái này mang cái tên Nghệ thuật mới vì sự ra đời của nó là một nỗ lực có chủ ý để hiện đại hóa những thiết kế bằng cách tạo ra phong cách mới mà không có sự bắt chước hay kế thừa từ lịch sử đã thống trị Châu Âu và nền nghệ thuật đang bao trùm lên nó vào thế kỉ XIX.

Đặc điểm nhận dạng của trường phái này là nét nữ tính, mềm mại, các họa tiết mang tính hữu cơ hay được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Và họ đã áp dụng những ngôn ngữ, hình ảnh mới này cho gần như mọi thứ, từ kiến trúc, tranh vẽ đến dệt may, điêu khắc,... Vì họ tin rằng thẩm mỹ phải đi đôi với tiện ích. Và rằng không có vật thể nào là quá trần tục hay tầm thường để có thể trở nên đẹp đẽ. Quan niệm này của các nhà sáng lập đã thay đổi diện mạo của thế giới một lần nữa. Dường như tất cả mọi thứ trên thế giới này đều được cải cách để trở nên đẹp đẽ. Ta có thể thấy điều này qua cái cách mà con người thời đó đã làm với cổng vào tàu điện ngầm tại Paris, cho đến những tấm áp phích, quảng cáo rượu champagne và bánh quy, cho đến họa tiết được dệt lên các tấm vải, và đến cả những đồ nội thất hay đồ trang trí trong căn nhà. Art Nouveau đã chạm vào mọi thứ và khiến chúng trở nên đẹp đẽ hơn.

10542

Có thể thấy cả cảm hứng và cả cách thể hiện của Art Nouveau đều được lấy từ thiên nhiên. Những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, động vật đều xuất hiện trong tất cả mọi hình thức nghệ thuật của Art Nouveau. Những hình ảnh này hoặc được tả thực, hoặc đã được cách điệu và giản lược để chiết lấy phần hình thái hữu cơ, mềm mại của các sinh vật trong tự nhiên.
Nguồn ảnh: Pinterest

10543

Những tác phẩm nghệ thuật của Alphonse Mucha, những tác phẩm minh họa của ông ban đầu chính là những tấm poster quảng cáo, sau này đã trở thành linh hồn của thời kì này, một sự định nghĩa cho phong trào Art Nouveau.
Nguồn ảnh: Pinterest


Tuy được biết đến là một phong cách nghệ thuật vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên Art Nouveau vẫn xuất hiện ở những nơi công cộng như cổng vào tàu điện ngầm tại Paris.

Bức tranh Nụ hôn nổi tiếng của Gustav Klimt, một trong những nghệ sĩ tiên phong của nghệ thuật Art Nouveau.
Nguồn ảnh: Pinterest


Về những gương mặt tiêu biểu trong thời kì này, ta có thể kể đến William Morris, Louis Tiffany, hay Gustav Klimt,...Đối với kiến trúc và nội thất trong thời kì này, chúng ta có một số gương mặt tiêu biểu như Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc, Victor Horta, Hector Guimard, Antoni Gaudi,... Kiến trúc và nội thất trong thời kì này cũng khoác lên mình một dáng vẻ hoàn toàn mới mẻ, độc đáo. Những tòa nhà với lối trang trí được nhận diện bởi những đường nét uốn lượn duyên dáng. Các cấu trúc theo trường phái Tân nghệ thuật chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nên xuất hiện các phương thức trang trí kết hợp các yếu tố như lá và dây leo, hoa, các loài chim như thiên nga và công, và côn trùng như chuồn chuồn. Các tòa nhà Art Nouveau thường lát gạch men sáng màu, đầy màu sắc được thực hiện với họa tiết hoa văn cách điệu bao phủ các bề mặt phẳng. Về vật liệu của thời kì này, chúng ta có thể liệt kê một số loại tiêu biểu như sắt, kính màu, gỗ và gốm - những vật liệu dễ dàng cho việc tạo hình các motif lấy cảm hứng từ thiên nhiên của trường phái này.

10544

Casa Mila tại Barcelona, được thiết kế bởi Antoni Gaudi (hình trái), một tòa nhà được trang trí theo trường phái Art Nouveau tại Paris (hình phải), được thiết kế bởi Rick Rosenshein.
Nguồn ảnh: Pinterest


Art Nouveau trong nội thất.

Về đường nét, đặc điểm chung nhất của Art Nouveau là đường cong. Những đường cong phóng khoáng, bất đối xứng và uốn lượn. Trạng thái của đường cong trong Art Nouveau có liên quan đến tính chất hữu cơ của thiên nhiên - là nguồn cảm hứng chính của phong cách nghệ thuật này, đồng thời đem lại cho nó vẻ đẹp hoành tráng.

10545

Những đồ nội thất được thiết kế bởi Hector Guimard trong thời kì này.

Màu sắc phổ biến của Art Nouveau dựa trên một số sắc thái - xanh lam, nâu,xanh lá, trắng và vàng. Những màu này có thể được pha loãng với một số tone màu gần nó, và thỉnh thoảng được chèn thêm sắc hồng. Tất cả các sắc thái của những màu này đều khiến ta liên tưởng và gợi nhớ đến thiên nhiên. Màu xanh lam là màu xanh thiên thanh gợi đến mặt nước, ánh sáng chói trên mặt nước được phản chiếu trong các tia sáng màu bạc hoặc vàng. Sự kết hợp giữa màu hồng và xanh lam sẽ khiến bạn liên tưởng đến một con công xinh đẹp hay sắc xanh của cây được điểm những bông hoa. Khi trang trí theo phong cách Art Nouveau, hoa được sử dụng rất nhiều, từ bố cục cho đến trang trí. Thường đây là những bông hoa nước - diên vĩ, hoa loa kèn, hoa violet. Hình ảnh của những loại cây xinh đẹp này có thể dùng để trang trí bất kỳ trong bất kì hình thức nào - tường, giường, tủ, rèm cửa, gối, đồng hồ và tranh vẽ… Kính màu sẽ là một yếu tố gần như không thể thiếu cho không gian nội thất thời kì này. Kiếng màu được sử dụng nhiều trong các họa tiết trang trí cửa và cửa sổ cho mặt tiền của ngôi nhà, nhưng đồng thời nó cũng được sử dụng trong trang trí nội thất, mà ở thời kì này phải kể đến những cây đèn Tiffany lộng lẫy.


10546

Những chiếc đèn Tiffany nổi tiếng được thiết kế bởi Louis Comfort Tiffany - những chiếc đèn sử dụng kính màu với phần thân gỗ được chạm khắc tinh xảo, là một biểu tượng của thời kì Art Nouveau và vẫn còn được sử dụng trong trang trí nội thất cho đến ngày nay.
Nguồn ảnh: Pinterest


10547

Kiếng màu là vật liệu rất được ưa chuộng trong trang trí nội thất, kiến trúc theo trường phái Art Nouveau. Những tấm kiếng màu được cắt tỉa tỉ mỉ càng làm những hình ảnh thiên nhiên được mô phỏng càng trở nên sống động.
Nguồn ảnh: Pinterest


Giống như những phong cách khác của thế kỷ 19, nội thất theo trường phái Art Nouveau cũng cố gắng tạo ra một không gian hài hòa, ấm cúng. Về mặt này, thiết kế đồ nội thất chiếm vị trí trung tâm, đặc biệt là trong sản xuất đồ gỗ chạm khắc có đường nét tinh xảo, không đều, thường được làm thủ công nhưng đôi khi cũng được sản xuất bằng máy móc. Các nhà sản xuất đồ nội thất đã tạo ra những món đồ phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng: giường, ghế dài, bàn ghế phòng ăn, áo giáp, tủ kệ và giá đỡ đèn.Nội thất theo trường phái này thường có nhiều loại họa tiết hoa văn khác nhau. Với Art Nouveau ngay cả những đồ vật chức năng bình thường cũng thiết kế lại và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật. Art nouveau đã để lại cho chúng ta những dấu ấn mang tính biểu tượng mà chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trong trang trí nội thất cho đến ngày nay. Vào thời của nó, phong cách tân nghệ thuật được coi là mang tính cách mạng và do đó sự phổ biến của nó đã được đẩy mạnh đối với những người muốn xuất hiện theo các xu hướng mới nhất.


Hành lang và cầu thang tại khách sạn Tassel ở Brussels, được thiết kế bởi Victor Horta.
Nguồn ảnh: Pinterest


10548

Phòng ăn trong căn nhà của Victor Horta, một trong những vị kiến trúc sư nổi bật trong phong trào Art Nouveau. Ta có thể thấy từng chi tiết trong thiết kế của ông đều được chau chuốt tỉ mỉ với những đường nét uốn lượn và các hoa văn, họa tiết được cách điệu từ thiên nhiên. Cả không gian đều toát lên vẻ đẹp mềm mại, nữ tính và hài hòa.
Nguồn ảnh: Pinterest


Thật không may, sự nổi tiếng đó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn vì nó đã nổi tiếng trên toàn thế giới vì mức độ xa hoa và trên hết là đắt đỏ của nó. Các phong trào tân nghệ thuật chết dần. Nếu Art Nouveau nhanh chóng chiếm lấy châu Âu như một cơn bão trong những năm cuối của thế kỷ 19, thì các nghệ sĩ, nhà thiết kế và kiến trúc sư đã từ bỏ nó rất nhanh chóng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Cái chết của Art Nouveau được bắt đầu ở Đức và Áo, nơi các nhà thiết kế như Peter Behrens, Josef Hoffmann và Koloman Moser bắt đầu hướng đến một khái niệm thẩm mỹ với các hình thức hình học đơn giản hơn, góc cạnh hơn vào đầu những năm 1903.Và trào lưu nghệ thuật mới nổi này sau đó được gọi là Art Decor.
 

File đính kèm

Chỉnh sửa lần cuối bởi 1 quản trị viên:

Con số thông kê

Số bài viết
13,705
Số bài đã đăng
14,684
Số thành viên
49,084
Thành viên mới nhất
Ticu
Top